GIỚI THIỆU CÔNG TY HOÀNG KIM VIỆT
CTCP Đầu Tư Xây Dựng & Thương Mại Hoàng Kim Việt được thành lập từ năm 2005, tiền thân là CTCP Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Hoàng Kim Việt chuyên kinh doanh sắt thép và xây dựng, với chủ sở hữu là ông Võ Minh Hùng.
Hoàng Kim Việt từng tham gia nhiều dự án công nghiệp trọng điểm (mảng sắt thép) khắp cả nước như đường hầm Thủ Thiêm, đại lộ Đông Tây, cầu Cần Thơ, điện đạm Cà Mau, Phú Mỹ… cũng như 1 số dự án nước ngoài.
Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh mảng trục vớt tàu thuyền, đã từng đấu thầu thành công các dự án tàu đắm, cổ vật.
Từ năm 2010 đến cuối 2016, có đến 1.071 vụ người Việt đánh bắt thuỷ sản trong vùng biển quốc tế với 1.774 tàu cá và 13.937 ngư dân Việt Nam bị giam giữ phạt chế tài, trong đó có những đồng hương quê Lý Sơn của ông Hùng.
4 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị quốc đảo Palau bắt giữ và đốt vào tháng 6/2015.
Chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2015, ở Thái Lan đã bắt giữ 474 ngư dân khai thác cá, mực, tôm trộm… Mọi máy móc, tàu bè bị tịch thu, nhiều chủ tàu bị xử phạt đến vong gia bại sản.
“Thậm chí, 2 người bạn Lý Sơn của tôi đã bị cảnh sát bắn chết ngay tại ngư trường quốc tế” – Ông Võ Minh Hùng kể.
Tình cảnh ấy khiến ông thao thức nhiều đêm suy tính cho những người bám biển. Họ là những người đánh bắt thạo nghề, nhưng vùng biển nước ta đã cạn tài nguyên. Cái đói cùng việc thiếu hiểu biết pháp luật mới thúc đẩy họ làm chuyện phạm pháp.
“Tài nguyên biển trên hải phận của nước bạn giàu có biết bao nhiêu, mà cớ sao dân ta phải bắt trộm của họ dẫn đến nhiều cảnh thương tâm, lại tổn hại hình ảnh Việt Nam? Tại sao không chịu hợp tác khai thác hợp pháp theo luật quốc tế?” “Từ lúc đó, tôi quyết tâm phải mang giấy khai thác thuỷ sản hợp pháp về cho đồng bào mình” – Ông kể, hồi tưởng lại thời điểm đó.
Quần đảo Solomon (tiếng Anh: Solomon Islands) là một quốc đảo của người Melanesia, nằm ở phía Đông Papua New Guinea, bao gồm gần một ngàn đảo nhỏ trải dài trên một diện tích khoảng 28.400 km² (10.965 dặm vuông). Thủ đô của nơi đây là Honiara, tọa lạc trên đảo Guadalcanal.
Solomon Islands thuộc khu vực Châu Úc, nằm về phía Đông Papua New Guinea và phía Bắc New Zealand
Đầu năm 2016, ông Hùng nghe tin 3 con tàu cá đồng hương Lý Sơn đang bị cảnh sát biển vùng Nam Thái Bình Dương bắt giam đã nhiều tháng, còn 3 thuyền trưởng bị bỏ tù. Ông liền làm visa sang Úc, sau đó tìm cách nhờ người tạo điều kiện qua Solomon để tìm hiểu.
TGĐ Hoàng Kim Việt, ông Võ Minh Hùng, trong một chuyến công tác đến Solomon. Lộ trình bay trải qua 3 chặng, qua 3 quốc gia. Tổng thời gian bay và quá cảnh đến 26 tiếng!
Chợ của người Solomon bản địa tại Thủ đô Honiara, Solomon. Thực phẩm bày bán ở đây rất sạch và tươi ngon
TGĐ Võ Minh Hùng ở chợ hoa Solomon. Chợ hoa nơi đây chỉ mở vào ngày thứ 7 mỗi tuần. Ảnh chụp trong những ngày vừa nhập cảnh
Người bản địa Solomon rất thích hoa. Họ thường cắm hoa vào những ngày lễ, hoặc trong các nghi lễ tôn giáo
Phương tiện di chuyển của người Solomon vẫn còn rất thô sơ.
Cách chế biến hải sâm thô sơ của người dân đảo
Đây là lãnh thổ gồm các quần đảo trải dài vùng Nam Thái Bình Dương, được viền những ngôi nhà trắng chụm lại thành từng khóm nhỏ, trên chóp đảo mọc đầy những rặng dừa. Nước này lúc trước là thuộc địa của Anh Quốc và vẫn giữ những nét văn hoá do đế quốc Anh để lại: Kỷ luật, tự trọng, ý thức bảo vệ tài nguyên số 1 thế giới dù cuộc sống người dân vẫn rất khiêm tốn.
Chính những nét văn hoá đáng quý này đã giúp nơi đây lưu trữ gần như toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên đồ sộ suốt hàng trăm năm qua.
Ông Hùng chụp ảnh cùng 03 tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp bị bắt ở Solomon
Những ngày đầu tiên đến Solomon, ông Hùng rất xấu hổ khi giới thiệu với dân bản địa mình đến từ Việt Nam. “Người Solomon nghe chữ Vietnam là thốt ngay 2 chữ “blue boat” – “Thuyền xanh”. Thuyền màu xanh biển là màu đặc trưng của tàu cá Việt Nam ta sang nước họ trộm hải sản.”
“Có người tinh tế, khi biết mình lỡ lời thì ngay lập tức cười xòa, phô ra hàm răng trắng và đều như ngọc trai.” Ông kể
Đây là những cảnh sát đã tham gia bắt các con tàu Việt khai thác bất hợp pháp trong vùng biển Solomon
TGĐ Võ Minh Hùng trong một phiên xét xử các tài công Việt Nam tại toà án tối cao Solomon. Từ lúc đặt chân mãi cho đến khi sở hữu giấy phép hải sâm, ông liên tục thăm nuôi và động viên những người tù Việt, cũng như tham dự các phiên tòa xét xử họ. Mỗi lần có mặt, ông đều ra sức xin cho đồng hương được giảm án để sớm về lại quê nhà.
Nhiều ngày ở Solomon khiến ông nhận ra đây chính là vùng biển ông luôn tìm kiếm.Solomon là quốc đảo có lãnh hải rộng lớn, nguồn lợi thủy sản phong phú trong khi cư dân chỉ hơn 600 nghìn người. Đây là cơ hội rất lớn cho Việt Nam mở rộng ngư trường khai thác. Càng tìm hiểu thông tin thực địa từ các ban ngành, bộ thuỷ sản Solomon, ông Hùng càng tự tin chọn Solomon làm điểm bắt đầu.
Trao đổi cùng Giám Đốc Cảnh Sát Biển Solomon, người từng chỉ huy bắt các tàu cá khai thác bất hợp pháp của Việt Nam
Ăn trưa cùng với Giám Đốc Bộ Thuỷ Sản, ông Mr. Edward Honiawala (thứ 3 từ phải sang, cạnh ông Hùng), cùng các cán bộ cấp cao của bộ
Ăn tối cùng Nguyên Bộ Trưởng Bộ Thuỷ Sản Solomon, Ngài Jimmy Lusibaea
C.ty HKV thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện cùng các cán bộ ban ngành
C.ty HKV thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện cùng các cán bộ ban ngành
Một cuộc họp trao đổi về ngành biển Solomon với các đối tác địa phương
Luật sư người Solomon của c.ty HKV đang tư vấn các thủ tục pháp lý
Giấy phép công ty và giấy phép đầu tư của Hoàng Kim Việt tại Solomon vào tháng 06 năm 2017
Năm 2017 ông thành lập công ty Hoàng Kim Việt chi nhánh tại Solomon với ngành khai thác thuỷ sản.
C.ty HKV thường xuyên phải thực hiện các chuyến đi khảo sát bằng đường biển đến tận các đảo nhỏ, các làng chài
Solomon có cơ man sản vật quý: Tôm hùm, sò tượng,mực, cá ngừ đại dương, cá đỏ, cá san hô, hải sâm… Tuy thế luật Solomon rất ngặt, mỗi loại thuỷ sản đều cần 1 giấy phép đánh bắt riêng.
Ông chọn mục tiêu là giấy hải sâm, một trong những loại giấy phép khó lấy nhất. Từ năm độc lập 1978 đến nay, chưa từng có công ty nước ngoài nào được phép khai thác do an ninh tài nguyên quốc gia. Hơn nữa chỉ bằng lời nói không thể khiến họ trao quyền khai thác ấy cho người ngoại quốc. Vậy phải làm sao đây?
Những ngôi nhà của người Solomon, họ sống tập trung theo từng làng chài
Ông phát hiện ra, phải có sự đồng thuận của người dân, phải làm cho họ tin tưởng và mang lại lợi ích thiết thực cho họ thì mới có cơ hội xin được giấy phép khai thác tại đây.
Từ đó ông tìm hiểu văn hoá, sở thích và tập tục từng đảo để có phương án vận động hợp lý. Có làng cần gạo, có làng cần quần áo, có làng chỉ chuộng muối, thịt sấy khô, mì tôm, thuốc lá… nhu cầu khác nhau. Ngoài tiền mặt, ông còn hỗ trợ xây bệnh viện, trang bị mát phát điện cho người dân giải trí.
Nhiều khi phải sử dụng đến các ca nô nhỏ để tiện đi lại giữa các đảo, các làng chài… bất chấp sóng to gió lớn
Phương tiện di chuyển trên biển, cùng cách đánh bắt của người Solomon trên các đảo vẫn còn thô sơ
Tiếp xúc với người dân làng chài tại tỉnh Central Province, Solomon
Tiếp xúc với người dân làng chài tại tỉnh Mailaita, Solomon
Từ 2016 – 2018, mỗi tháng liên tục ông đến các cụm làng trên từng đảo. Nhiều làng ở rất xa ngoài khơi phải đi cano từ 5 đến 7 tiếng, nhiều lúc chết máy giữa biển khơi rất nguy hiểm. Solomon có 9 tỉnh thì ông đã đi cả 8. Hơn 90% những ngôi làng ông đến đều có “tiêu chuẩn” 3 không: Không điện, không nước sạch, không điện thoại.
Ông thăm viếng và tiếp tế lương thực: Gạo, muối, quần áo, tiền bạc, hỗ trợ nông cụ… Có những làng ông thường xuyên đến thăm. Tất cả các làng đều có tiếng nói riêng, dù vẫn dùng song song tiếng Solomon, khiến phái đoàn HKV luôn phải nhờ trợ lực từ những nhân viên ngoại giao người bản địa.
Tháng 06 năm 2018, công ty Hoàng Kim Việt đến làng Western Province (Cách thủ đô 24 giờ đi tàu lẫn cano). Biết dân làng chưa từng xem World Cup, công ty bèn thu sẵn các trận bóng vào điện thoại cá nhân và đến mở cho dân làng xem. Đó là lần đầu tiên người làng được xem cầu thủ quốc tế đá thi đấu! Ai cũng chỉ trỏ, reo hò theo từng diễn tiến trận đấu rất hào hứng.
Phát các trận bóng đá Worldcup 2018 trên điện thoại cá nhân cho người dân xem tại các làng chài, những nơi được mệnh danh là 3 không: không điện, không nước sạch, không điện thoại
Với nhiều người làng chài Solomon, đây là lần đầu tiên họ được xem cầu thủ quốc tế đá bóng
Cá ngừ vây vàng Solomon nặng đến 5 – 7 kg. Mỗi sáng ngư dân Solomon đều ra khơi đánh bắt và bán những con cá tươi roi rói lúc chiều về, tại các chợ họp ven bờ biển.
Ông Hùng chụp cùng cua dừa và tôm hùm Solomon. Cua dừa là đặc sản hiếm có của riêng vùng Nam Thái Bình Dương, với vị ngon khó cưỡng.
TGĐ Võ Minh Hùng đích thân vào bếp nấu những món Việt Nam cho những người dân làng chài
TGĐ Võ Minh Hùng đích thân vào bếp nấu những món Việt Nam cho những người dân làng chài
Tôm hùm Solomon rim.
Những lúc ngơi việc đàm phán, ông Hùng vẫn chủ động nấu cơm đãi các món ăn đặc sản VN như gà kho gừng, tôm hùm rim, cá ngừ kho thơm… cho dân địa phương ăn. Họ ăn đến khen không ngớt lời!
Liên tục vận động, hỗ trợ dân làng khắp 8 tỉnh trong suốt 3 năm dài, cuối cùng phái đoàn cũng khiến các già làng cảm động chia sẻ quyền khai thác hải sâm. được sự chấp nhận của các già làng
Một cuộc họp được c.ty HKV tổ chức với người dân các đảo, nhằm xin ý kiến về việc khai thác hải sản
Xin chữ ký chấp thuận từ các trưởng làng sau mỗi cuộc họp
Biên bản gồm chữ ký của các trưởng làng
Tháng 11 năm 2018, HKV Pacific Group chính thức được trao cả giấy khai thác và xuất khẩu hải sâm tại Solomon, trở thành công ty duy nhất Việt Nam từ trước đến nay được quyền đánh bắt hải sâm tại quốc đảo khắt khe nhất về tài nguyên biển này!
Giấy phép khai thác hải sâm do tỉnh Renbel, Solomon cấp vào tháng 11.2018
Giấy phép khai thác hải sâm do tỉnh Renbel, Solomon cấp vào tháng 11.2018
Sau khi hoàn chỉnh các cơ sở pháp lý liên quan, ông Hùng hăm hở quay về quê hương làng chài Lý Sơn, Quảng Ngãi để bắt đầu tuyển người khai thác thuỷ sản tại Solomon.
“Thế nhưng niềm vui của tôi bị chững lại khi một số ít người trong chính quyền địa phương gây khó dễ, cho rằng tôi không thể có giấy phép khai thác hải sâm hợp pháp của Solomon” – Ông kể.
Uỷ ban tỉnh Quảng Ngãi khi nghe tin công ty Hoàng Kim Việt tổ chức ngư dân Lý Sơn sang Solomon bỗng nghi ngờ. Người Việt mà sở hữu giấy phép khai thác thuỷ sản của nước ngoài là chưa từng có. Thậm chí ngày 05.12.2018, họ ra công văn tuyên bố giấy phép khai thác hải sâm tại Solomon của ông Hùng là không hợp pháp, và yêu cầu cơ quan điều tra xử lý nghiêm vì hành vi vi phạm pháp luật!?
Công văn Uỷ ban tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 05.12.18 loan tin gây hoang mang dư luận về ông Hùng và công ty!
Đến khi lãnh đạo uỷ ban nhân tỉnh Quảng Ngãi trực tiếp xem kỹ hồ sơ công ty Hoàng Kim Việt gồm giấy phép khai thác hải sâm, giấy phép xuất khẩu hải sâm, giấy bảo lãnh lao động Việt Nam… với đầy đủ thủ tục do Solomon cấp, thì họ mới ngã ngửa và ra thông cáo hoả tốc đính chính lại công văn vào ngày 07.12.2018!
Công văn hoả tốc ngày 07.12.18 của uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, đính chính các thông tin sai sự thật về ông Hùng.
Thông tin đính chính sau đó vẫn không được các tờ báo cập nhập, tiếp tục gây hiểu lầm nghiêm trọng uy tín các bên liên quan. Ông Hùng kế đến buộc lòng mời hãng luật Giải Phóng đại diện công ty liên hệ trực tiếp Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi để làm sáng tỏ sự việc, lấy lại uy tín cho mình.
Tin đính chính của Uỷ Ban tỉnh Quảng Ngãi về ông Võ Minh Hùng: https://tieudung.vn/doi-song/ubnd-tinh-quang-ngai-dinh-chinh-thong-tin-ve-ong-vo-minh-hung-tai-solomon-31217.html
Thư từ hãng luật Giải Phóng đến Uỷ ban tỉnh Quảng Ngãi, yêu cầu đính chính với báo chí việc tiếp tục đăng các thông tin gây ảnh hưởng uy tín TGĐ Võ Minh Hùng và công ty Hoàng Kim Việt
Công điện từ ĐSQ Việt Nam tại Úc xác nhận các giấy phép tại Solomon của c.ty Hoàng Kim Việt là hoàn toàn hợp pháp
Cùng lúc đó, để chính xác về mặt pháp lý, công ty cũng nhờ ngài đại sứ NGÔ HƯỚNG NAM tại Úc xác nhận rằng giấy tờ khai thác hải sản của Hoàng Kim Việt tại Solomon là hợp pháp.
Dù thế, tờ công văn hiểu lầm và các tin báo đăng sai kia vẫn làm ông Hùng đau như xé. Nỗi đau xuất phát từ tâm huyết 3 năm bôn ba xứ người tìm miền đất hứa cho bà con quê nhà mà lại chịu hàm oan. Sau đó ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã gọi điện và trần tình với ông:”Em thông cảm bỏ qua cho tỉnh nhà ta, xem như nể mặt anh là người đồng hương. Tất cả chỉ vì sự sai sót của ban tham mưu mà khiến phụ tấm lòng em.” Cuộc gọi chí tình từ người cán bộ cấp cao đó mới khiến ông Hùng ấm lòng, nguôi nhẹ tâm sự.
Công ty Hoàng Kim Việt tranh thủ làm giấy lao động và visa cho viên Việt Nam qua Solomon gấp để kịp mùa khai thác.
Giấy phép làm việc tại Solomon của các thuyền viên c.ty HKV
Visa lao động dài hạn tại Solomon của các thuyền viên c.ty HKV
Vé máy bay các thuyền viên công ty HKV sang Solomon, hành trình: Việt Nam – Singapore – Papua New Guinea – Solomon
Ở phía Việt Nam, việc tuyển dụng thuyền viên sang Solomon cũng được xúc tiến quyết liệt để kịp mùa hải sâm. Ngoài thuyền viên Lý Sơn, còn có người từ Hà Tĩnh, Nha Trang, Quảng Ngãi… tham gia. Hồ sơ các thợ lặn này cũng được xử lý hoả tốc với tốc độ kỷ lục 7 ngày để kịp chuyến bay sang Solomon.
Ảnh các thuyền viên Lý Sơn khi vừa đến sân bay Honiara, Solomon
Đón các thuyền viên c.ty tại sân bay Quốc Tế Honiar
Con tàu mẹ tại Solomon được dùng để chuyển chở các ca nô đến nơi khai thác
Nhu yếu phẩm được c.ty HKV vận chuyển từ Việt Nam sang Solomon bao gồm: Gạo, Mỳ tôm, mắm muối,…mỗi chuyến hàng phải mất hơn 40 ngày
TGĐ Hùng chụp ảnh lúc đang hỗ trợ thuỷ thủ đoàn chất nhu yếu phẩm lên thuyền khai thác
TGĐ Võ Minh Hùng chụp ảnh cùng các thiết bị khai thác hải sâm đưa qua từ Việt Nam
Anh em thợ lặn c.ty chạy thử các thiết bị máy móc trên vùng biển Solomon
Chủ tịch tỉnh Renbel ghé thăm anh em công ty HKV trên tàu (người thứ 2 từ bên phải, hàng thứ 1)
Trước ngày ra biển khai thác, đích thân chủ tịch tỉnh Renbel, Solomon đến thăm và chúc anh em công ty HKV thuận buồm xuôi gió.
“Các anh em hãy nghĩ rằng mình chính là giám đốc công ty”. Đó là lời ông Hùng nói với tất cả những thuyền viên trong buổi hạ thuỷ chuẩn bị khai thác.
Tàu khởi hành đến vùng biển được chính phủ Solomon cấp phép khai thác
Hải sâm sau khi đánh bắt được làm sạch, ướp muối và bảo quản cẩn thận trong các thùng phi
Hải sâm sau khi được sơ chế
Hải sâm được đưa về nhà kho của công ty tại thủ đô Honiara, Solomon
Đóng các công hàng hải sâm xuất khẩu dưới sự giám sát của cán bộ Bộ Thuỷ Sản Solomon
Kết thúc mùa thu hoạch, hải sâm ngay lập tức được đóng container để chuyển về Việt Nam, đi suốt 40 ngày chặng về.
Ngày 06.08.2019 hai contaniner hải sâm được mở ra tại trụ sở Hoàng Kim Việt. Đây cũng là ngày lưu dấu ấn của công ty với ngư dân Việt, mở ra con đường cho đồng bào Việt sống và làm giàu cùng nghề biển trên đất nước bạn sau nhiều năm trắc trở.
Container hải sâm về đến cảng Cát Lái, TP.HCM và được Chi Cục Thú Ý vùng VI đến lấy mẫu để kiểm dịch
Chi Cục Thú Y vùng VI cấp giấy Chứng Nhận Kiểm Dịch cho các container hải sâm của c.ty HKV
Các công hàng hải sâm về đến trụ sở công ty HKV tại số 72 Thanh Đa, P. 27, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
C.ty HKV kết nối với cán bộ cán bộ Bộ Thuỷ Sản TUVALU (trái) và cán bộ Bộ Thuỷ Sản KIRIBATI (phải)
Sau khi thành công trong mẻ hải sâm đầu tiên Việt Nam, công ty Hoàng Kim Việt tiến bước mở rộng thị trường. Ban lãnh đạo công ty tiếp cận và đặt mối quan hệ với nước TUVALU, KIRIBATI… thoả thuận các điều khoản hợp tác khai thác.
TGĐ Võ Minh Hùng báo cáo các hoạt động của công ty trong buổi họp báo tại Tổng Cục Thuỷ Sản Việt Nam
Tháng 4 năm 2019, tổng giám đốc công ty ông Võ Minh Hùng đến Tổng cục thuỷ sản thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đích thân trình bày về hành trình khai thông đường khai thác, cho phép doanh nghiệp xuất khẩu tàu cá cùng thuyền viên đến các quốc đảo, cũng như đề nghị Nhà nước hỗ trợ chi phí nhiên liệu, bảo hiểm tàu và người….
Tin báo về cuộc gặp giữa công ty Hoàng Kim Việt, với đại diện là tổng giám đốc Võ Minh Hùng và Tổng cục Thuỷ Sản Việt Nam:
https://nongnghiep.vn/xuat-khau-tau-ca-khai-thac-vung-bien-thai-binh-duong-d249502.html
Trên chuyến bay đưa các tài công được trả tự do từ Solomon về quê hương Việt Nam
Trong chuyến bay từ Solomon về Việt Nam cuối năm 2019, công ty Hoàng Kim Việt có thêm 3 đồng bào, chính là 3 thuyền trưởng của 3 con tàu bị bắt năm 2016 được phóng thích trở về quê nhà.
C.ty HKV chuẩn bị các thủ tục cho cán bộ đăng kiểm Solomon về Việt Nam
Ngày 20.11.2019 công ty mời cán bộ đăng kiểm Solomon đến Việt Nam kiểm tra tàu cá, nhằm chính thức đưa tàu cá từ Việt Nam sang Solomon khai thác hải sản hợp pháp. Sự kiện này đã được đăng tải trên báo chí và truyền hình VTV1. Đây cũng là bước quan trọng chuẩn bị cho tiến trình chinh phục toàn Nam Thái Bình Dương của người Việt, với Solomon là bệ đỡ đầu tiên.
Tin báo về việc cán bộ đăng kiểm Solomon đến kiểm tra tàu cá công ty Hoàng Kim Việt
:
https://nld.com.vn/thoi-su/xuat-khau-tau-ca-ngu-dan-20191119225336423.htm
http://cadn.com.vn/news/75_219065_3-ngu-dan-roi-quoc-dao-salomong.aspx
Công văn của Tổng Cục Thuỷ Sản và Sở Nông Nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nhằm tạo điều kiện cho cán bộ đăng kiểm Solomon khảo sát các con tàu của c.ty HKV
Cán bộ đăng kiểm Solomon tiến hành khảo sát, kiểm tra các tàu cá tại tỉnh Tiền Giang và Quảng Ngãi
Đại diện Tổng Cục Thuỷ Sản ghé thăm trụ sở c.ty HKV và trao quà lưu niệm cho cán bộ đăng kiểm Solomon
Giấy chứng nhận đăng kiểm của Cục Đăng Kiểm Solomon cho các con tàu Việt Nam của c.ty HKV
Giấy phép thu mua và xuất khẩu cá san hô do Bộ Thuỷ Sản Solomon cấp vào tháng 11 năm 2019
Truyền hình VTV1 đưa tin về công ty Hoàng Kim Việt
Vanuatu, tên chính thức Cộng hòa Vanuatu, là đảo quốc gồm quần đảo vùng Melanesia, tây nam Thái Bình Dương. Quần đảo này nằm phía đông Úc cách 1.750 km, phía đông bắc Nouvelle-Calédonie cách 500 km, phía tây Fiji, và phía nam quần đảo Solomon.
Các nhạc công chào đón hành khách đến Sân Bay quốc tế Bauerfield, Vanuatu
Một số hình ảnh về cuộc sống tại Vanuatu
Ông Hùng quyết định sang Vanuatu từ năm 2018. Giai đoạn này công ty cũng liên tục tiếp cận các ban ngành, cán bộ cục thuỷ sản Vanuatu nhằm tìm cách đưa ngư dân Việt Nam sang khai thác.
Gặp gỡ Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam ông NGÔ HƯỚNG NAM trong dịp ông Trình Quốc Thư tại Vanuatu
Buổi lễ Đại Sứ Quán Việt Nam tại Úc trình quốc thư lên tổng thống Vanuatu, ngài Tallis Obed Moses vào ngày 14/09/2018
TGĐ Võ Minh Hùng tiếp đón thủ tướng Vanuatu, ngài Charlot Salwai
TGĐ Võ Minh Hùng tham dự cuộc gặp mặt giữa Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền ông NGÔ HƯỚNG NAM và Thủ Tướng Vanuatu
Giấy phép thành lập công ty và giấy phép đầu tư của c.ty HKV tại Vanuatu
Giấy phép thành lập c.ty VANVIET LIMITED vào tháng 12/2020, giữa chính phủ Vanuatu và HKV
Theo luật Vanuatu, công ty muốn khai thác hải sản phải thành lập công ty liên doanh với chính phủ Vanuatu. Sau nhiều khâu thẩm tra xét duyệt tư cách hết sức nghiêm ngặt, cuối cùng Hoàng Kim Việt cũng thành công. Tháng 12/2020 thành lập công ty VANVIET LIMITED. Đây là liên doanh giữa Hoàng Kim Việt và chính phủ Vanuatu. VANVIET LIMITED cũng là doanh nghiệp đầu tiên trong lịch sử được thành lập giữa công ty Việt Nam và chính phủ Vanuatu.
Năm 1923, khoảng 145 người lao động miền Bắc đầu tiên chính thức đến Vanuatu theo diện mộ phu. Sau hàng loạt biến cố lịch sử, vào ngày 30/12/1960 con tàu Eastern Queen (Nữ hoàng phương Đông) đã đưa 551 người rời New Hebrides cập bến Hải Phòng ngày 12/1/1961. Đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đón kiều bào ở cảng. Những người Việt không thể về lại Việt Nam thì ở lại Vanuatu. Ngày nay, cộng đồng người Việt đã hoà nhập hoàn toàn với người bản xứ và biết nói ít nhất 3 thứ tiếng: Anh, Pháp và Vanuatu.
Nghĩa trang những người Việt đầu tiên đến Vanuatu. Người Pháp bắt đầu đưa người Việt sang Vanuatu từ 1923 để khai thác khoáng sản và đồn điền cao su
Mặc dù cộng đồng người Việt ở đảo quốc này hiện chỉ còn 300 gia đình nhưng vẫn giữ được truyền thống dân tộc, không hòa lẫn vào các cộng đồng khác. Đặc biệt là nhiều người Việt đã trở thành ông bà chủ thành công, được kính trọng.
Ông Trần Nam Trung, người Vanuatu gốc Việt, đối tác chiến lược và là thành viên c.ty HKV tại Vanuatu
Ông Trần Nam Trung – người Việt thế hệ thứ 3 – cho biết cộng đồng người gốc Việt ở Tân Đảo phần lớn đều thành công. Những thế hệ người Việt đầu tiên nay đã lớn tuổi, chủ yếu sống cuộc đời hưu trí. Họ là chủ các đồn điền trồng cây củ quả, nuôi bò.
Thế hệ người Việt thứ hai ở Tân Đảo làm nhiều công việc đa dạng hơn và tự làm chủ sự nghiệp của mình như mở nhà hàng, cửa hàng, xưởng mộc, xưởng đóng tàu bè. Hầu như không có ai phải đi làm cho người khác như thời cha ông họ mới đặt chân lên đảo quốc này.
Những người Việt làm công chức nhà nước cũng có chức vụ cao trong ngân hàng, bộ máy hành chính.
Về ông Trần Nam Trung: Ông là doanh nhân Vanuatu gốc Việt, đã từng có thời gian sinh sống và học tập tại Việt Nam trước khi nhập quốc tịch Vanuatu, đồng thời là người hỗ trợ vô cùng nhiệt thành công ty Hoàng Kim Việt trong việc mở rộng ngư trường khai thác.
Nhờ những cống hiến to lớn cho quan hệ ngoại giao Việt Nam – Vanuatu mà năm 2019, ông chính thức được bổ nhiệm làm tổng lãnh sự Vanuatu tại Việt Nam.
Buổi lễ trao Giấy Chấp Nhận Lãnh Sự cho Tổng Lãnh Sự Quán Vanuatu tại Việt Nam vào ngày 28.11.2019
Ngày 28/11/2019, Cục trưởng Cục Lãnh sự Vũ Việt Anh đã tiếp nhận Giấy ủy nhiệm lãnh sự và trao Giấy chấp nhận lãnh sự cho ông Trần Nam Trung, Tổng Lãnh sự Vanuatu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Lãnh Sự Vanuatu gặp gỡ, trao đổi với Sở Ngoại Vụ Tp.Hcm
Miễn visa 130 quốc gia gồm toàn cõi châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Na Uy, Thuỵ Điển… các quốc gia phát triển Hong Kong, Vatican…
Miễn thuế: Vanuatu là thiên đường thuế nổi tiếng số 1 Nam Thái Bình Dương
Vị trí thuận tiện để du lịch và du học: Gần châu Âu (New Caledonia), sát bên Úc và New Zealand
Quốc gia hạnh phúc thứ 4 thế giới
Hoàng Kim Việt hiện là đơn vị tiên phong tại Việt Nam có khả năng cung cấp những tuyệt phẩm hải sâm vùng biển Nam Thái Bình Dương. Từng mẫu sản phẩm đều dựa trên tiêu chuẩn khắt khe nhất về chất lượng để chọn ra những loại Hải Sâm hảo hạng cho khách hàng.
Hoang Kim Viet Pacific Group Ltd
Địa chỉ: Khu công nghiệp Ranadi, thủ đô Honiara,Quần đảo Solomon
Hòm thư: P.O.Box 246, Honiara, Solomon Islands
Hotline: +677-7629775
Email: [email protected]